Doanh Nghiệp Với Blockchain: Cân Bằng Công Nghệ Và Lĩnh Vực Kinh Doanh
Tìm hiểu về 2 nhánh công nghệ quan trọng của Blockchain
Khi thảo luận về bối cảnh công nghệ và việc áp dụng công nghệ blockchain cho doanh nghiệp, trước hết, chúng ta cần rút ra sự khác biệt giữa blockchain cần cấp phép (permissioned blockchain hay con gọi là blockchain đóng) và blockchain không cần cấp phép (permissionless blockchain hay còn gọi là blockchain mở). Dù cho sự khác biệt giữa 2 dạng blockchain này không đơn giản, nhưng cả hai loại (và các biến thể của chúng) đều có một vài điểm chung:
- Các phần tố công nghệ
- Đều gồm các đặc tính lõi của công nghệ blockchain, đó là sự tin tưởng, minh bạch và phi tập trung
Điều khác biệt giữa hai loại blockchain là cơ chế hoạt động và cơ chế khuyến khích kinh tế mang tạo ra sự chi phối cơ sở hạ tầng công nghệ:
- Các mô hình blockchain không cần cấp phép dựa trên cấu trúc kinh tế được khuyến khích sử dụng các hệ thống tài sản điện tử (như tiền điện tử) để duy trì sự cân bằng và mức độ tham gia của hệ sinh thái.
- Các mô hình blockchain cần cấp phép sử dụng các thực thể đã được xác định và cấp phép cùng với mạng lưới cấu trúc kinh tế đã được định nghĩa bởi mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, hoàn toàn dựa trên vốn chủ sở hữu đã được tính toán bởi mạng lưới máy chủ.
- Bất kể sự khác biệt, công nghệ blockchain là về các mạng lưới và hệ sinh thái.
Cho dù chúng ta đang thảo luận về mạng lưới blockchain không cần cấp phép ngang hàng (P2P) (như Bitcoin) hay mạng cần cấp phép từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp (B2B) (như We-Trade.com), thì mục tiêu cuối cùng là một mạng lưới được hỗ trợ bởi sự phù hợp đối với mô hình kinh doanh công bằng tạo điều kiện cho sự dịch chuyển tài sản và những thứ có giá trị đi kèm sự tin tưởng tối đa.
Các blockchain P2P (Peer 2 Peer) thường mở, do đó, cái tên gọi “không cần cấp phép” là rất phù hợp: Không ai cần sự cho phép để tham gia mạng lưới. Ngược lại, mạng lưới blockchain cần cấp phép là một mạng lưới thu hút các doanh nghiệp có cùng nhu cầu và những người trong hệ sinh thái kinh doanh liên quan, là những đối tượng cần được cấp phép để tham gia mạng lưới blockchain. Thuật ngữ “consortium” (tạm gọi: “liên minh”) thường được sử dụng để mô tả một ngành bất kì muốn sử dụng công nghệ blockchain để đổi mới ngành hoặc để tạo đối sách với những giải pháp mạng lưới blockchain không cần cấp phép.
Theo thời gian, các ngành, các mô hình kinh doanh đã mở rộng các phân loại, tạo ra sự phân biệt lớn giữa hai loại blockchain cũng như thêm các biến thể blockchain vì xu hướng chung của từng ngành cùng với việc áp dụng vào kinh doanh của các nền tảng và khung công nghệ blockchain cần cấp phép và không cần cấp phép. Các loại mạng lưới Blockchain mới dần hình thành từ quá trình này, gồm:
- Công khai cần cấp phép
- Công khai không cần cấp phép
- Riêng tư cần cấp phép
- Liên kết
- Hỗn hợp
Những lưu ý đối với doanh nghiệp khi mong muốn áp dụng Blockchain
Blockchain được mô tả như một mạng lưới số tin cậy với đặc trưng là tính mở triệt để, nơi mà sự tin tưởng có được bằng cách kết hợp giữa tính minh bạch hệ thống, tính bất biến và sự xác thực bởi nhiều cá thể máy tính trong mạng lưới. Mặc dù tính mở mang lại lợi ích đối với các blockchain tiền điện tử, các mô hình doanh nghiệp thì phải xem xét ý nghĩa và tác động của tính mở đối với doanh nghiệp của họ.
Blockchain công khai (Public blockchain) hoạt động với sự phân cấp và mô hình tính toán đơn giản hỗ trợ danh sách tổng thể được phân phối rộng rãi tất cả các giao dịch (tiền tệ điện tử) được xác thực bằng cách sử dụng hệ thống ủy thác được hỗ trợ bởi sự đồng thuận ẩn danh.
Vậy hệ thống hoạt động không cần đến niềm tin này có thể được áp dụng cho một doanh nghiệp mà không cần sửa đổi các nguyên lý cơ bản của blockchain không? Doanh nghiệp có thể sử dụng công nghệ đột phá này như một con đường dẫn đến sự đổi mới của chính mình hoặc như một phương tiện để cải thiện các quy trình hiện có và tận dụng hiệu quả của hệ thống truyền thống hay không? Trong cả hai trường hợp, doanh nghiệp luôn mong muốn việc áp dụng công nghệ mới này sẽ không phá vỡ hệ thống hiện tại vì sai lầm này sẽ đi kèm tốn kém chi phí theo cấp số nhân và tạo ra gián đoạn đối với các hoạt động hiện tại của doanh nghiệp. Điều này đặt ra một thách thức thú vị bởi chính sự thiếu hiệu quả trong thiết kế của các hệ thống hiện tại của họ chính xác là điều bắt buộc các doanh nghiệp phải xem xét về việc thay đổi mô hình hệ thống và áp dụng công nghệ mới như Blockchain.
Có rất nhiều mô hình hoạt động của công nghệ Blockchain đã được xác thực về tính hiệu quả cho một ngành, nhưng vẫn chưa thể sử dụng cho các ngành khác. Lĩnh vực tài chính là những người đầu tiên thử nghiệm Blockchain, được thúc đẩy bởi nhu cầu của người tiêu dùng đối với các giao dịch nhanh và rẻ, ngành tài chính đã tạo ra những mô hình hệ thống đáp ứng cho các mảng gồm: cho vay kinh doanh, sàn giao dịch, thanh toán và chuyển tiền, hợp đồng thông minh, gây quỹ cộng đồng, quản lý và phân tích dữ liệu và cho vay cá nhân. Và hiện nay, Blockchain đã và đang tiếp tục đóng góp những lợi ích rõ rệt, tiếp tục khẳng định với trò của một công nghệ đột phá.
Sắp tới, chúng ta hoàn toàn có thể tự tin rằng Blockchain sẽ tiếp tục gây sức ảnh hưởng tường tự lên các ngành công nghiệp khác, như bán lẻ, chăm sóc sức khỏe và Chính phủ.
Hãy like Facebook page của Icetea Platform để được chia sẻ khi có bài viết mới.